Thế nào là Lãng mạn cùng các nền văn hoá?


Năm 2008, khi đọc cuốn sách Lãng du trong văn hoá Việt Nam của nhà văn hoá Hữu Ngọc, tôi nảy sinh ý định phải có 1 blog để chia sẻ niềm yêu thích tìm hiểu và sưu tầm kiến thức về các nền văn hoá của mình, nên cứ nghĩ mãi về tên blog nhỏ này. Rồi 1 ngày cái tên blog xuất hiện trong suy nghĩ, và tôi cứ thích thú, ngâm cứu về nó mãi.

Chỉ có điều để thực hiện project cá nhân bé xinh này, đến tận năm 2010 này mới có thể tiến hành được. Blog sẽ đăng tải những bài viết tôi tự thực hiện, những bài sưu tầm, chọn lọc về các kiến thức văn hoá, những câu chuyện thú vị về văn hoá và đời sống sinh hoạt của các quốc gia. Tuy nhiên vì là blog cá nhân, những kiến thức mà blog đăng tải sẽ chỉ xoay quanh những địa danh, con người, những quốc gia, những nền văn minh mà tôi đặc biệt quan tâm và yêu mến. Hình ảnh được lấy từ google, những trang chia sẻ hình public. Tôi sẽ hạn chế tối thiểu những hình ảnh không được quyền copy. Nếu bạn thấy có những thông tin nào chưa chuẩn xác, hay những hình ảnh cùng thông tin chưa phù hợp hoặc không được quyền lấy *vì có thể hình ảnh nằm trên hệ thống ngôn ngữ ngoài tiếng Việt (hay tiếng Anh) mà tôi không nắm rõ, xin vui lòng để lại comment để giúp tôi hoàn thiện và chỉnh sửa cho hợp lý.
Cảm ơn vì đã theo dõi và ủng hộ ^^

Trân trọng.
Hà Yên.

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Cờ vây: Môn thể thao của kiến thiết và chiếm lĩnh. [3]

Nguồn: Theo Ichi News.


"Bàn cờ vây giống như một vũ trụ với 9 thiên tinh, đặt mỗi quân cờ lên đó là sáng tạo ra một hành tinh, là xây dựng nên vũ trụ. Trên bàn cờ này, ta là một vị thần. Vị thần tối cao!" [Hikaru Shindo |trích từ manga: Hikaru no go]



Mời các bạn cùng Ichi tiếp tục tìm hiểu về môn thể thao trí tuệ hiện đang vô cùng phổ biến ở Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới này nhé!


Trong phần 1&2 tìm hiểu về cờ vây, các bạn đã biết được một số thông tin về lịch sử hình thành của trò chơi thú vị này. Ngoài những câu chuyện ghi chép từ sách cổ về sự ra đời của cờ vây, còn một truyền thuyết cũng khá đặc biệt mà Ichi muốn chia sẻ để các bạn hiểu thêm về cờ vây và lý do tại sao nó lại được đặc biệt yêu thích đến vậy. Truyền thuyết của người Trung Hoa kể lại rằng, cách đây hàng ngàn năm, để ngăn chặn 1 cuộc chiến tranh vô nghĩa xảy ra, một phật tử của Phật Giáo đã mời đối thủ của mình chơi cờ vây. Ván cờ kết thúc, và thay vì lựa chọn chiến tranh, người ta chọn hoà bình. Bởi ngay trên bàn cờ vây đó đã hiện ra kết cục của các bên nếu cố tình tạo nên cuộc chiến vô nghĩa kia.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2810%29.jpg


Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 10 triệu người chơi cờ, nhưng trong đó chỉ có khoảng 500 người là kỳ thủ chuyên nghiệp. Về số luợng người chơi cờ lớn nhất thì thuộc về Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi đó thì những kỳ thủ cờ vây giỏi nhất thế giới hiện đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Đây là quốc gia mà cờ vây có mức độ lan rộng mạnh mẽ trong cộng đồng, đặc biệt là trong giới trẻ cũng như về mức độ chuyên nghiệp đang được đánh giá là xếp hàng cao nhất trên toàn thế giới.


Bây giờ chúng ta có thể trở lại một chút trong lịch sử để tìm hiểu về cờ vây chuyên nghiệp tại Nhật Bản nhé ^ ^


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2830%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2824%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2832%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2833%29.jpg


Thế kỷ 17, các vị tướng quân ở Nhật đã ban ra một giải thưởng dành cho người chơi cờ vây giỏi nhất. Cũng từ đó mà trong thế kỷ này đã hình thành nên khái niệm trường dạy cờ vây, khi ấy vẫn chỉ dành cho con cái quan lại và các gia đình quyền quý trong vùng. Với những người chơi cờ vây ở Nhật Bản khi đó, những cái tên Honinbo, Hayashi, Inoue và Yasue được gọi là “Tứ đại viện”, nổi tiếng cho việc đào luyện nên những kỳ thủ mạnh nhất nước lúc bấy giờ.


Cho đến thể kỷ 19, những học viên tại những trường học này thi đấu với nhau, với mục đích là để tìm ra…người giỏi nhất. Đây cũng là thời điểm mà việc xếp thứ hạng chuyên nghiệp được thiết lập, 9 dan được dùng để xếp hạng các thứ bậc chuyên nghiệp và người xuất sắc nhất qua các giải đấu sẽ được phong danh hiệu Meijin (tạm dịch là Danh Nhân, đây là danh hiệu còn được sử dụng trong một lĩnh vực khác đó là cờ tướng chuyên nghiệp của người Nhật). Danh hiệu này được sử dụng cho đến ngày nay bởi hiệp hội cờ vây Nhật Bản. Người đoạt danh hiệu này sẽ được trao tặng số tiền lên đến 36 triệu yên, và giải thưởng này đang được tài trợ bởi báo Asahi Nhật Bản.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%283%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2814%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2815%29.jpg


Sự ra đời của danh hiệu Meijin cũng thật thú vị. Ấy là vào thế kỷ 17, khi Kano Yosaburo, một kỳ thủ xuất sắc của trường Honinbo đang thi đấu dưới sự quan sát của lãnh chúa Oda Nobunaga. Khi ông ta đi một nước cờ độc đáo, lãnh chúa Nobunaga đã kêu lên “meijin!”. Và kể từ thế kỷ 17, nó trở thành danh hiệu dành cho người chơi cờ xuất sắc nhất. Ngoài ra thì trong cờ vây chuyên nghiệp còn nhiều danh hiệu khác.


Kano Yosaburo - Người đầu tiên dành danh hiệu Meijin

của cờ vây Nhật Bản.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovay0.jpg

Sau này trở thành viện trưởng của

trường Honinbo, một trong Tứ Đại Viện của cờ vây chuyên nghiệp Nhật Bản.


Và bên cạnh đó thì những giải đấu dành cho các kỳ thủ không chuyên vẫn được duy trì và phát triển, mở rộng ở rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, giải cờ vây online được tổ chức lần đầu tiên mang tên Hikaru vào năm 2007 và trao danh hiệu Hikaru cho người đoạt giải cao nhất. Hiện nay cộng đồng yêu cờ vây nước ta cũng đang mở rộng một số giải thi đấu nghiệp dư, thu hút khá nhiều những người yêu thích cờ vây tham gia.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2834%29.jpg


Với một lịch sử xuất hiện trên 3000 năm tại Trung Quốc và khoảng 1000 tại Nhật Bản, hiện nay cờ vây đã có được một vị thế đặc biệt của nó tại những quốc gia này. Tại Nhật Bản, 80% người chơi cờ vây thuộc độ tuổi từ 60 trở nên theo như một con số điều tra xã hội học do hiệp hội cờ vây quốc gia này thực hiện. Nhưng kể từ khi series truyện tranh và hoạt hình Hikaru No Go xuất hiện, nó đã tạo ra một làn sóng mới không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Từ Hikaru No Go (hay Hikago – cách mà kỳ thủ quốc tế gọi tắt về tác phẩm này), ngày nay cờ vây mở rộng đối với mọi lứa tuổi, mọi giới tính và mọi quốc tịch. Một đứa trẻ 6 tuổi hay một ông lão 90 tuổi vẫn có thể chơi cờ vây, và thậm chí là chơi cùng với nhau một cách thoải mái không câu nệ.


Boris, một thầy giáo ở New York từng học cao học ở Nhật và tham gia sinh hoạt đều đặn tại một club về cờ vây tại quận Shibuya trong 2 năm đã để trên profile blog cá nhân của mình slogan khá dễ thương “I want to save the world by spreading this game”. Hiện tại Boris, sau một thời gian dài tiếp thu được những bài học cờ vây từ Nhật Bản đã tiếp tục phát triển niềm yêu thích đó thành hoạt động dạy cờ vây tại trường trung học mà anh đang giảng dạy tại Mỹ. Đương nhiên, Boris cũng là một độc giả trung thành của series Hikaru No Go.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%287%29.jpg



Nằm trong danh sách 100 tác phẩm ăn khách mọi thời đại của tạp chí Jump Comics, Hikaru No Go với 22 triệu ấn bản phát hành đã và luôn là một “công cụ” đặc biệt để đưa cờ vây đến với mọi người. Còn đối với người Nhật Bản, họ tự hào vì một lần nữa, bằng manga và anime, họ đã giới thiệu được thêm một khía cạnh đặc sắc của văn hoá truyền thống dân tộc Nhật Bản ra toàn thế giới. Đọc Hikaru no go xong thì hẳn nhiên bạn sẽ thấy tò mò về cờ vây và thế giới của những người chơi cờ như Hikaru, Akira và các học viên khác trong viện cờ nơi Hikaru sinh hoạt. Đó là những con người luôn có một niềm đam mê mãnh liệt với những quân cờ đen trắng và từ đó, họ không ngừng trưởng thành. Chơi cờ vây giúp rèn luyện sự nhẫn nại, trau dổi khả năng quan sát, kỹ năng hoạch định và thiết lập kế hoạch cũng như sự cẩn trọng cho người chơi.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%286%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2818%29.JPG


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2819%29.JPG


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2820%29.JPG


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2825%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2827%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2829%29.jpg


Một điều thú vị nữa của môn thể thao này chính là sự “không phân biệt” tuổi tác của người chơi. Từ một cậu bé học tiểu học cũng hoàn toàn được bình đẳng ngồi chơi với những vị lão làng trong bộ môn này, dù đương nhiên ván cờ sẽ có thể diễn ra với mục đích hướng dẫn, để những người trẻ tuổi có cơ hội học hỏi từ những người chơi giỏi hơn họ. Không phải với bất cứ bộ môn hoạt động trí tuệ nào bạn cũng có cơ hội được chơi một cách thoải mái và bình đẳng như vậy.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%284%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%285%29.jpg


Cờ vây là một bộ môn có vị trí đặc biệt trong nền văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Á. Và nó chỉ thực sự được người chơi cờ châu Âu biết đến từ thế kỷ 17. Hiện nay có rất nhiều người thuộc các quốc gia châu Âu tìm đến Nhật Bản và Hàn Quốc để…”tầm sư học đạo”, những người đam mê cờ vây ở những quốc gia này cho rằng phải được công nhận tại các viện cờ chuyên nghiệp ở Nhật và Hàn mới có thể được xếp vào đội ngũ kỳ thủ chuyên nghiệp. Hầu hết họ đều là những người đang sinh sống và làm việc bằng những ngành nghề khác, không liên quan đến thể thao.


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2812%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2821%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2822%29.jpg


http://i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/7/vecovayp1%20%2823%29.jpg


Cũng giống như anime hay manga, ngày hôm nay cờ vây được lan rộng trên khắp thế giới từ một lịch sử hình thành lâu dài cũng bởi niềm đam mê. Những quân cờ trắng đen nhỏ xíu, nằm trên những giao điểm của những vạch kẻ bàn cờ gỗ được hình dung như là điểm nối kết của biết bao những con người đam mê nó trong thế giới rộng lớn này. Với những độc giả luôn yêu thích tìm hiểu về văn hoá Á Đông mà cụ thể là văn hoá Nhật Bản, Ichi tin rằng bạn sẽ thấy gần gũi và thích thú khi khám phá thế giới cờ vây. Bởi biết đâu ở đó, bạn sẽ tìm ra niềm đam mê thực sự của bản thân như cậu bé Hikaru ngày nào nhận ra sự cuốn hút của những nước cờ luôn biến ảo khôn lường dưới bàn tay của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét